Hướng dẫn cách chọn que hàn phù hợp với nhu cầu sử dụng

Để tạo ra mối hàn có chất lượng tốt và thẩm mỹ, cần kết hợp giữa kỹ thuật hàn que, dòng điện và vật liệu hàn. Trong đó, việc lựa chọn vật liệu hàn, cụ thể là hàn que sao cho phù hợp với máy hàn, vật liệu và độ dày vật hàn cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay!

Cấu tạo của que hàn

Để lựa chọn que hàn, trước tiên cùng tìm hiểu cấu tạo của nó. Que hàn hiện nay gồm có 2 phần: lõi que hàn và vỏ thuốc bọc.

Lõi que hàn

- Lõi que hàn có nhiệm vụ là dẫn điện khi hàn, có vai trò là loại phụ để bồi đắp kim loại vào mối hàn.

- Chiều dài que hàn trong khoảng từ 250 đến 500 mm

- Đường kính lõi que hàn từ 2,0 đến 6,0 mm và kích cỡ que hàn được gọi theo đường kính của nó.

- Phần đầu không bọc thuốc được dùng để kẹp kìm hàn, chiều dài từ 15 đến 30 mm

- Đầu còn lại được bao phủ bởi thuốc bọc để gây hồ quang hàn.

Cấu tạo của que hàn

Vỏ thuốc bọc

- Là hỗn hợp hóa chất, khoáng chất, fero hợp kim, chất dính kết.

– Bề dày lớp thuốc bọc từ 1 đến 3 mm

– Có vai trò về điện, cơ lý, luyện kim... mang lại hiệu suất cao cho các mối hàn.

– Có các loại que hàn nhóm vỏ bọc:

+ Que hàn vỏ thuốc bọc hệ axit ( ký hiệu là A)

+ Que hàn vỏ thuốc bọc hệ rutil (R)

+ Que hàn vỏ thuốc bọc hệ hữu cơ (O hoặc C)

Các yêu cầu của một que hàn tiêu chuẩn

- Đảm bảo được các thành phần hóa học cho kim loại mối hàn

 - Dễ gây hồ quang và đảm bảo cháy ổn định.

 - Thuốc bọc phải cháy đều, không bị vón cục

 - Xỉ dễ nổi lên và phủ đầy mối hàn. Khi nguội dễ bong ra.

 - Mối hàn tạo nên đẹp, không có khuyết tật, bề mặt mịn và chân mối hàn chắc chắc, không bị lem.

-  Đáp ứng được các mối cần hàn.

- Lượng khí thải ra đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.


Các yêu cầu của một que hàn tiêu chuẩn

Cách lựa chọn que hàn phù hợp

Để lựa chọn que hàn phù hợp và hợp lý, cần thông qua các yếu tố:

– Xác định vị trí cụ thể cần hàn.

– Vật liệu kim loại nền (chủng kim loại cơ sở).

– Xác định ứng suất phải chịu đựng.

– Hình dạng của mối nối

– Hình dáng, sự chuẩn bị về hình học, lựa chọn que hàn phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng. 

Có thể thấy, việc lựa chọn que hàn phù hợp là rất quan trọng, với nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho các mối hàn. Khi lựa chọn que hàn phù hợp với cường độ dòng hàn thì sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao và mối hàn đẹp hơn. 

Read more…

Cách kiểm tra chất lượng mối hàn chi tiết, phát hiện các khuyết tật của mối hàn

Việc kiểm tra chất lượng mối hàn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất cơ khí. Góp phần nâng cao chất lượng mối hàn cũng như tăng thêm độ tin cậy cho sản phẩm. Để biết được cách kiểm tra chất lượng mối hàn một cách chuẩn nhất, mời bạn đi sâu tìm hiểu.

Kiểm tra chất lượng mối hàn có tác dụng gì? 

- Đây bước quan trọng để đánh giá và nghiệm thu các sản phẩm hàn. 

- Cần kiểm tra và so sánh để đánh giá mối hàn đó có đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật hay đáp ứng được yêu cầu của bản vẽ thiết kế hay không. 

- Đặc biệt, kiểm tra chất lượng mối hàn cũng cho biết quy trình hàn, vật liệu hàn, tay nghề của thợ hàn cũng như yếu tố tác động bên ngoài khác,…


Kiểm tra chất lượng mối hàn có tác dụng gì?

Cách kiểm tra chất lượng mối hàn phổ biến

Thông thường để kiểm tra chất lượng mối hàn, ta có 02 phương pháp cơ bản sau: 

1. Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy 

Kiểm tra cơ tính của mối hàn

- Cách kiểm tra: Sử dụng các tác động như kéo, uốn, va đập để xác định đặc tính cơ học của liên kết hàn, từ đó so sánh cơ tính cơ bản của kim loại. Tuy nhiên, cách kiểm tra này sẽ làm phá hủy vật liệu hàn.

- Việc kiểm tra này sẽ giúp so sánh được cơ tính của liên kết hàn với cơ tính của kim loại . Qua đó đánh giá trình độ của người thợ hàn chính xác và hiệu quả hơn.

- Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, quy trình hàn được áp dụng mà ta có thể dùng các phương pháp kiểm tra khác nhau như:

+ Kiểm tra thử kéo

+ Kiểm tra thử uốn

+ Kiểm tra độ dai va đập

Để kiểm tra, các mẫu được cắt ra từ phần kim loại đắp của liên kết hàn và được gia công cơ khí theo kích thước và hình dạng theo các tiêu chuẩn.

Kiểm tra cấu trúc liên kết hàn

- Kiểm tra thô

Tiến hành trực tiếp với mẫu thử kim loại hoặc các mặt gãy của chúng. Các mẫu thử được cắt ra từ liên kết hàn, mài và tẩy sạch bằng dung dịch axit nitric 25%. Có thể dùng kính lúp hoặc nhìn bằng mắt thường để phát hiện các khuyết tật của liên kết hàn. Có thể khoan lấy mẫu ngay trên kim loại đắp để kiểm tra. 

- Kiểm tra cấu trúc tế vi

- Kiểm tra dưới loại kính lúp có độ phóng đại lớn (100-500 lần). Nhờ vậy xác định được dễ dàng và chính xác chất lượng kim loại của loại liên kết hàn.

2. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy

Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng cách quan sát

Khi quan sát bằng cách quan sát, những người thợ dày dặn kinh nghiệm sẽ phán đoán được chính xác chất lượng mối hàn.

- Kiểm tra bằng mắt thường

Để có thể quan sát bề mặt hàn bằng mắt thường thì cần phải làm sạch bề mặt của mối hàn, loại bỏ các lớp xỉ hàn, sau đó quan sát và xác định khuyết tật xuất hiện trên mối hàn.

Kiểm tra mối hàn bằng cách quan sát

- Kiểm tra bằng kính lúp

Với khuyết tật nhỏ trên mối hàn thì rất khó để quan sát bằng mắt thường, vì thế cần dùng kính lúp để phóng đại mối hàn lên nhiều lần, từ đó có thể phát hiện các khuyết tật nhỏ trên mối hàn.

Phương pháp kiểm tra mối hàn bằng sóng siêu âm

Cách hoạt động: sử dụng chùm sóng siêu âm chiếu vào máy hàn thông qua đầu phát để kiểm tra mối hàn. Sóng siêu âm đi qua môi trường đồng nhất, sau đó phản xạ lại.

Phương pháp kiểm tra bằng sóng siêu âm giúp kiểm tra được vết nứt, rỗ khí, kẹt xỉ,...hay các thay đổi nhỏ ở vùng chịu ảnh hưởng nhiệt của mối hàn.

Phương pháp kiểm tra mối hàn bằng dưỡng

Phương pháp này sử dụng các dưỡng (mẫu) đã chế tạo theo tiêu chuẩn và dùng ướm vào mối hàn. Kiểm tra bằng dưỡng chỉ để kiểm tra chiều dài và chiều rộng của mối hàn.

Kiểm tra bằng tia phóng xạ

Phương pháp này giúp bạn phát hiện được tất cả các vết nứt, khuyết tật có trên mối hàn trừ những khuyết tật siêu nhỏ.

Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu

- Sử dụng chất lỏng có thể thẩm thấu vào mối hàn bằng tác động của lực mao dẫn lên các mối hàn có khuyết tật. 

- Sau khi chất lỏng thẩm thấu, nếu thấy có vết màu trắng xuất hiện vết đỏ điều thì mối hàn có các khuyết tật.

Trên đây là các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn, kiểm tra khuyết tật mối hàn được sử dụng phổ biến.Với các phương pháp hàn này bạn có thể phát hiện các khuyết tật trên mối hàn từ có biện pháp khắc phục phù hợp. 

Read more…

Hơi khói hàn có độc không? Cách hạn chế tiếp xúc với khói hàn

 Có thể thấy rằng, những lao động trong ngành nghề cơ khí, đặc biệt là hàn tiện thì cơ thể của người thợ hàn chịu ảnh hưởng rất lớn. Bởi lẽ họ thường xuyên làm việc và tiếp xúc với các chất độc hại từ khói hàn. Và để trả lời chi tiết cho câu hỏi Hơi khói hàn có độc không? Có cách nào phòng tránh tác hại của khói hàn? Mời bạn tìm hiểu ngay sau bài viết ở dưới đây.

Sự hình thành của khói hàn

- Từ các loại máy hàn CO2 thông thường đều sinh ra lượng lớn khói hàn mà người thợ buộc phải tiếp xúc trực tiếp ở trong thời gian dài. 

- Khói hàn này được tạo nên từ các phân tử nhỏ li ti, được hình thành từ sự bay hơi của kim loại, chất hàn khi nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khi nguội lại, lượng hơi này ngưng tụ và phản ứng với oxy trong không khí, hình thành nên các phân tử nhỏ mịn 

- Khoảng 90% lượng khói sinh ra sẽ bị thiêu đốt, những phân tử càng bé thì càng gây nhiều nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình hàn còn sản sinh ra các khí khác cũng gây nguy hiểm nếu không được thông gió trong nhà xưởng.


Sự hình thành của khói hàn

Hơi khói hàn có độc không?

- Trong quá trình hàn, sử dụng máy hàn CO2 thì Crom được hình thành. Khí Crom vô cùng độc hại và có thể làm tổn thương đến da, mắt, mũi, họng, phổi.... và các bộ phận khác liên quan đến hô hấp. 

- Việc tiếp xúc thường xuyên với khói hàn gây ra tổn hại đến đường hô hấp, suy hô hấp và các bệnh khác như ung thư phổi, thanh quản...  Người lao động khi gặp triệu chứng trên cần rời lập tức di chuyển ra nơi thoáng khí và tìm đến phòng y tế để điều trị thích hợp và kịp thời.

Hơi khói hàn có độc không?

Cách hạn chế tiếp xúc với khói hàn

- Không hàn tại các địa điểm gần các chất tẩy, dầu mỡ hoặc hóa chất độc hại, có nhiều khả năng cháy nổ. Nhiệt độ cao và tia hàn có thể làm bay hơi hóa chất, gây ảnh hưởng cho người lao động. 

- Cần làm sạch kim loại được mạ trên bề mặt như chì, kẽm, cadmium...  

- Sử dụng chất độn và điện cực hàn để hạn chế khí gây độc hại. 

- Trang bị đồ dùng, đeo găng tay, quần áo bảo hộ, kính hàn, dùng khẩu trang, bán mặt nạ phù hợp trong khi sử dụng máy hàn, đặc biệt là đối với máy hàn CO2.

- Người thợ cần trang bị đầy đủ kiến thức, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp để hạn chế tai nạn lao động bất ngờ xảy ra và hạn chế hít phải các hóa chất độc hại như là khói hàn. Nhờ đó giảm bớt được ảnh hưởng đến với cơ thể mình.

Read more…

Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn hơi

Hàn hơi là một phương pháp hàn khá đặc biệt và được nhiều người quan tâm. Vậy hàn hơi là gì? Phương pháp hàn hơi có đặc điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau bài viết dưới đây.

Khái niệm hàn hơi

Hàn hơi ( hàn oxy axetylen) là phương pháp hàn sử dụng nhiệt của lửa sinh ra khi đốt cháy  C2H2,CH4,C6H6… hoặc H2 với oxy để nung chảy kim loại. Trong đó thông dụng nhất là hàn bằng khí oxy axetylen vì nhiệt sinh ra khi cháy của hai khí này lớn và tạo thành ngọn lửa có nhiệt độ cao lên tới 3200 độ C, còn ngọn lửa giữa oxy và các chất khí đốt cháy khác chỉ từ 2000-2200 độ C



Khái niệm hàn hơi

Đặc điểm của hàn hơi

Về ưu điểm

– Điều chỉnh ngọn lửa dễ dàng 

– Quan sát quá trình hàn tốt.

– Che chắn hàn hiệu quả trước gió ngay cả ở điều kiện thời tiết bất lợi như ở trên công trường.

– Khả năng hàn bắc cầu tốt, tiếp cận tới vị trí hàn tốt ở tư thế thế khó xoay sở. 

– Sử dụng cỡ mỏ hàn đa dạng.

– Phí đầu tư thấp.

Đặc điểm của hàn hơi

Về phạm vi ứng dụng

– Sử dụng chủ yếu khi hàn vật hàn có chiều dày bé, chế tạo và sửa chữa các chi tiết mỏng, chi tiết đúc bằng gang, đồng, nhôm, magie

– Hàn nối các loại ống có đường kính nhỏ và trung bình.

– Hàn các chi tiết bằng kim loại màu, hàn vảy kim loại, hàn đắp các hợp kim cứng …

– Ngọn lửa khi hàn có thể dùng để cắt các loại thép mỏng, các kim loại màu và vật liệu khác.

Read more…

Phương pháp hàn Mig có đặc điểm gì? Cách lựa chọn máy hàn MIG phù hợp

 Phương pháp hàn MIG còn được gọi là hàn bán tự động, là một phương pháp hàn được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Vậy phương pháp hàn này có đặc điểm gì và lựa chọn máy hàn Mig như thế nào là phù hợp, mời bạn tìm hiểu chi tiết!

Phương pháp hàn MIG có đặc điểm gì?

Phương pháp hàn MIG có các thiết bị quan trọng nhất đó là súng hàn, bộ cấp dây hàn, khí báo vệ. 

- Súng hàn: đảm nhiệm chức năng cấp dòng điện hàn cho dây hàn, cấp khí bảo vệ thông qua mỏ phun, hệ thống giải nhiệt của súng hàn khi cần.

- Bộ cấp dây hàn: cho tốc độ ổn định,  tùy từng loại dây hàn mà bạn sử dụng bộ cấy dây 2 con lăn hoặc 4 con lăn. Bộ cấp dây có vai trò quan trọng ở trong quá trình cháy tự động hồ quang sau khi mồi.

- Khí bảo vệ: các loại khí trơ như Ar, Ar+, Ar + C02. Đôi khi, hàn MIG vẫn sử dụng khí CO2 như hàn MAG bởi khí trơ khá hiếm, chi phí sản xuất đắt nên người ta thay khí CO2 trong quá trình sử dụng.

Phương pháp hàn MIG có đặc điểm gì?

Các phương pháp chuyển dịch kim loại ở trong hàn MIG

Hiện nay có 3 phương pháp chuyển dịch kim loại trong hàn MIG: chuyển dịch phun, chuyển dịch cầu, chuyển dịch ngắn mạch. Cụ thể:

- Chuyển dịch phun: được thực hiện khi nồng độ khí trơ cao hơn 80%, dòng hàn vượt qua ngưỡng giới hạn, phụ thuộc vào dây đắp và đường kính. Loại chuyển dịch kim loại này có năng suất đắp khá cao, phù hợp trong trường hợp hàn phẳng và góc ngang.

- Chuyển dịch cầu: chiếm ưu thế trong môi trường có tính oxy hóa hoặc tính khử cao. Kiểu dịch chuyển này mang lại năng lượng hàn cao, có độ ổn định hồ quang thấp, ngấu sâu và mối hàn rộng. Tuy nhiên có lượng văng tóe cao, mối hàn dễ bị bọt khí. Chuyển dịch cầu phù hợp với các tư thế hàn phẳng hoặc hàn góc ngang.

- Chuyển dịch ngắn mạch: Đây là chuyển dịch phổ biến trong hàn MAG bởi có thể hiệu chỉnh để đạt kiểu dịch chuyển ngắn mạch. Kiểu chuyển dịch này cho năng lượng hàn thấp, ít văng tóe, phù hợp với tư thế hàn nghịch.

Cách lựa chọn máy hàn MIG phù hợp 

- Khí bảo vệ trong hàn MIG có tác dụng ổn định hồ quang, thay đổi độ ngấu và biến dạng tiết diện hàn, tác động đến phương pháp chuyển dịch kim loại, đến tốc độ hàn. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng hoặc giảm xu thế cháy biên, tẩy sạch bề mặt kim loại và mối hàn.
Cách lựa chọn những loại máy hàn MIG phù hợp

Vậy nên việc lựa chọn khí bảo vệ và dây hàn rất quan quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hàn nên cần lưu ý trong quá trình chọn lựa.

- Khi chọn dây hàn cần quan tâm đến thành phần hóa học của dây hàn, các nguyên tố hạn chế nứt, nóng,…để đảm bảo tính hàn diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó cần đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến khuyết tật hàn và các thông số như là tốc độ chảy, năng suất đắp.

Phương pháp hàn MIG hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật nên được áp dụng rất rộng rãi trong cuộc sống vì nó hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật. Hy vọng thông qua các thông tin ở bài viết trên, bạn có thể chọn lựa cho mình loại máy hàn MIG phù hợp để phục vụ công việc.

Read more…

Các phương pháp hàn kim loại phổ biến nhất hiện nay

Theo thời gian, các phương pháp hàn kim loại ngày càng đa dạng, giúp cho việc hàn nối kim loại và sửa chữa công cụ, dụng cụ trở nên dễ dàng hơn. Và tùy theo công việc và vật liệu cần hàn mà ta sẽ lựa chọn phương pháp hàn phù hợp nhất. Vậy hiện nay có các phương pháp hàn kim loại gì và có ứng dụng như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết!

Các phương pháp hàn kim loại phổ biến hiện nay

1. Phương pháp hàn que ( hay hàn hồ quang)

Máy hàn que điện tử được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi máy ứng dụng phương pháp hàn đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao đối với người dùng, vậy nên máy hàn que được dùng nhiều trong lĩnh vực hàn dân dụng.

Phương pháp hàn que (hàn hồ quang)

Phương pháp hàn que (hàn hồ quang) là quá trình hàn nóng chảy khi dòng điện đi qua khe hở giữa kim loại và que hàn. Phương pháp này được sử dụng để hàn hầu hết các hợp kim của kim loại, máy hàn que sử dụng được trong nhà lẫn ngoài trời hay trong môi trường không thuận lợi.

Về ưu điểm, phương pháp này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời giúp tạo liên kết chắc chắn ở trên kim loại gỉ lâu năm. Điểm yếu khi hàn que đó là cần thay đổi thanh que thường xuyên, và  khi hàn có sự tán xạ, cần phải sạch mối hàn sau khi hàn xong.

2. Phương pháp hàn Mig - Mag

Phương pháp hàn Mig

Phương pháp này sử dụng nguồn nhiệt từ hồ quang cháy ở giữa dây điện cực rắn được cấp liên tục bởi bộ dây cú tốc không đổi. Sau đó kim loại nóng chảy hình thành vùng hàn. Vùng hàn được bảo vệ bởi dòng khí trơ Mig hoặc khí hoạt tính Mag.

Phương pháp hàn Mig - Mag

Máy hàn Mig sử dụng điện cực trên dây với tốc độ chọn trước không đổi. Vòng cung được tạo bởi dòng điện giữa kim loại và dây, làm nóng chảy dây tạo nên mối hàn đẹp, có tính thẩm mỹ cao và không cần gia công lại.

Phương pháp hàn Mag

Phương pháp hàn Mag hay còn được gọi là hàn dây, cũng có đặc điểm tương tự với quy trình hàn Mig, tuy nhiên phương pháp hàn Mag thì không cần khí bảo vệ, thay vào đó dây thông lượng được dùng để bảo vệ hồ quang từ ô nhiễm.

Phương pháp hàn này được ứng dụng phổ biến ở trong lĩnh vực xây dựng vì nó có tốc độ hàn cao, có thể hàn ở ngoài trời trong điều kiện gió hay trên bề mặt vật liệu bẩn.

3. Hàn Tig/ hàn Vonfram

Phương pháp hàn Tig là quá trình hàn hồ quang với nguồn nhiệt là hồ quang được tạo nên giữa điện cực vonfram để tạo ra mối hàn. Trong quá trình hàn, hồ quang và kim loại được bảo vệ khỏi ô nhiễm bởi khí Argon, Heli hay hỗn hợp khí bao gồm cả Argon và Heli.

Phương pháp hàn Tig được sử dụng phổ biến trong công việc hàn các bề mặt mỏng của các kim loại như thép, thép không gỉ, nhôm, hợp kim đồng,...Với phương pháp này, để tạo được mối hàn đẹp và chất lượng thì cần người thợ hàn có tay nghề và khả năng kiểm soát tốt ở trong quá trình hàn. Phương pháp hàn Tig khá phức tạp và chậm hơn các phương pháp hàn khác.

Trên đây chính là 3 phương pháp hàn kim loại cơ bản phổ biến nhất hiện nay, tùy vào loại vật liệu và yêu cầu hàn mà bạn có thể chọn phương pháp hàn phù hợp.

Read more…

Đặc điểm và ứng dụng của phương pháp hàn hồ quang tay

Phương pháp hàn hồ quan tay hoạt động dựa trên nguồn nhiệt tạo ra từ hồ quang điện làm nóng chảy kim loại cơ bản và que hàn. Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm và ứng dụng của phương pháp hàn hồ quang tay, mời bạn tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Phương pháp hàn hồ quang tay có đặc điểm gì?

-  Trong các phương pháp hàn hồ quang tay, việc điều chỉnh que hàn là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng mối hàn. Lõi que hàn sẽ làm nhiệm vụ dẫn dòng điện đến vùng hồ quang và cấp kim loại vào liên kết hàn.

- Nguyên lý hoạt động: Vỏ bọc que hàn có nhiệm vụ làm ổn định hồ quang và bảo vệ vũng kim loại hàn nóng chảy, tuỳ thuộc que hàn mà nó có thể điều chỉnh phần nào các tính chất cơ lý hoá học của kim loại mối hàn.


Đặc điểm của phương pháp hàn hồ quang tay

Ưu điểm của phương pháp hàn hồ quang tay

- Hàn hồ quang tay sử dụng thiết bị đơn giản, rẻ tiền và rất cơ động. Do đó phương pháp hàn bằng hồ quang tay rất thông dụng, đặc biệt là trong các xưởng cơ khí nhỏ.

- Kim loại được bảo vệ bằng thuốc bọc nên không cần khí phụ trợ. Các phương pháp hàn khác sử dụng khí trơ bảo vệ làm tốn kém thêm chi phí vì các loại khí trơ này khá đắt. Việc sử dụng hàn hồ quang tay không dùng khí trơ sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.

- Phù hợp với hầu hết các kim loại cơ bản nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp hàn vật liệu khác nhau.

- Có thể thực hiện trong không gian hẹp mà không ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn và tư thế của thợ.

Ưu điểm của phương pháp hàn hồ quang tay

Nhược điểm của phương pháp này

- Khả năng bảo vệ của thuốc hàn bị hạn chế trong trường hợp cường độ dòng hàn tăng, chu kỳ hoạt động và tốc độ đắp khi hàn thấp nên phương pháp này ít hiệu quả khi hàn các sản phẩm có yêu cầu tốc độ đắp cao.

- Chất lượng mối hàn không cao, dễ xảy ra các lỗi mối hàn như rỗ khí, chảy loang ….

- Ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của người thợ do trong quá trình hàn, mồi hồ quang gây ra tia lửa điện và xì khí.

Ứng dụng của hàn hồ quang tay

- Các phương pháp hàn hồ quang tay có phạm vi ứng dụng rộng rãi, được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực gia công chế tạo kết cấu thép và chế tạo thiết bị

- Đây là một trong các phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi nhất,  đặc biệt là đối với các mối hàn ngắn, dùng trong sửa chữa, bảo dưỡng và trong lĩnh vực xây dựng.

Read more…

Phương pháp hàn điện hiệu quả, đúng cách và an toàn

Nắm được cách hàn điện là một yêu cầu quan trọng đối với những ai làm trong nghề. Việc hàn điện đúng cách sẽ mang lại hiệu quả công việc cao và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người lao động, Vậy cách hàn điện như thế nào sao cho an toàn, hiệu quả, mời bạn tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Các yêu cầu trước khi tiến hàn hàn điện

- Điều kiện sức khỏe của người lao động tốt, nắm rõ quy trình an toàn trong kỹ thuật sử dụng thiết bị.

- Người lao động trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết như: quần áo bảo hộ với chất liệu bền, tạp giề, găng tay, giày cách điện để tránh điện giật trong trường hợp xấu.

- Vị trí hàn của người thực hiện cần có thảm hay bục cách điện để tránh tiếp xúc vật hàn với đất.

Các yêu cầu trước khi tiến hàn hàn điện

Phương pháp sử dụng máy hàn điện an toàn

Kiểm tra máy hàn điện

Trước khi sử dụng máy hàn cần phải được kiểm tra và đảm bảo máy hoạt động tốt, đủ độ an toàn, vỏ máy được nối đất. Tất cả các thiết bị điện, các cực điện vào và ra cần được kẹp bằng bulong và bọc bằng vật liệu cách điện để tránh các nguy cơ bị giật điện.

- Đảm bảo máy hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt, có như vậy quá trình làm việc mới an toàn hiệu quả. 

- Khôn tùy ý sử dụng kim hàn tự chế hoặc kim hàn bị hỏng, không đảm bảo chất lượng. 

- Dây điện hàn phải kiểm tra thường xuyên, đảm bảo không bị tróc vỏ bọc, các mối nối cần bao kín với băng keo để tránh rò rỉ gây ra điện giật. Kể cả dây mát cũng cần phải có vỏ bọc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như mọi người xung quanh

Phương pháp sử dụng máy hàn điện

Lựa chọn nơi hàn điện 

- Đặt máy hàn điện ở vị trí không có người qua lại

- Khu vực đặt máy hàn điện thông thoáng, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

- Trong trường hợp hàn ở những nơi có nguy cơ gây cháy nổ, công nhân hàn phải tuân thủ theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ

- Nếu hàn ở vị trí trên cao, sàn cần làm bằng vật liệu chống cháy, người hàn đeo bảo hộ an toàn; có túi đựng dụng cụ cần sử dụng cũng như mẫu que hàn thừa.

- Dọn dẹp sạch sẽ ở dưới nơi hàn điện để tránh tàn lửa rơi xuống gặp các vật liệu dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn.

- Trong trường hợp hàn ở trong hầm, khoang, bể kín cần nắm vững các kỹ thuật an toàn, đảm bảo khi sử dụng máy hàn điện, có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố sảy ra.

- Nghiêm cấm hàn ở trong các hầm, bể kín có áp suất lớn hay chứa các khí, vật có nguy cơ gây cháy nổ để đảm bảo sức khỏe của người lao động.

Trên đây là cách cách hàn điện đúng cách và an toàn, rất hữu ích dành cho những ai làm trong nghề. Hy vọng với những chia sẻ trên, người thợ có thể sử dụng máy hàn một cách hiệu quả và giữ gìn sự an toàn của bản thân cũng như những người xung quanh. 

Read more…

Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn đầy đủ và chi tiết nhất

Kiểm tra chất lượng mối hàn là một bước quan trọng trọng sau khi thực hiện các thao tác hàn. Mục đích của việc này là để các định các tính chất cơ học, hóa học của mối hàn, xác định các vết nứt trên bề mặt cần kiểm tra. Vậy có phương pháp gì để kiểm tra chất lượng mối hàn, cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

1. Phương pháp kiểm tra phá hủy

- Kiểm tra cấu trúc mối hàn

Có 2 phương pháp kiểm tra cấu trúc mối hàn đó là kiểm tra thô và kiểm tra cấu trúc tế vi.

- Kiểm tra thô: Thực hiện kiểm tra cấu trúc của mối hàn trực tiếp với mẫu thử được cắt ra từ mối hàn, mài bóng và tẩy sạch bởi dung dịch axit nitric 25, sau đó dùng kính lúp hoặc quan sát bằng mắt thường để xác định các khuyết tật của mối hàn.

- Kiểm tra cấu trúc tế vi: sử dụng kính lúp với độ phóng đại lớn từ 100 lần đến 500 lần, từ quan sát và xác định chính xác chất lượng của mối hàn.

Phương pháp kiểm tra phá hủy

- Kiểm tra cơ tính mối hàn

Việc kiểm tra cơ tính mối hàn để so sánh cơ tính của mối hàn với kim loại . Tùy vào yêu cầu kỹ thuật và thiết bị kiểm tra, quy trình hàn mà ta sử dụng một trong các phương pháp kiểm tra đó là kiểm tra thử kéo, kiểm tra thử uốn hoặc là kiểm tra độ dai va đập. Ngoài ra có thể kết hợp các phương pháp kiểm tra lại  với nhau.

Để kiểm tra cơ tính mối hàn thì bạn sử dụng các mẫu kim loại được cắt ra từ liên kết hàn và dùng các phương pháp kiểm tra thử kéo, thử uốn hoặc va đập để xác định cơ tính của mối hàn. 

2. Phương pháp kiểm tra không phá hủy

Kiểm tra bằng mắt thường

Để có thể quan sát bề mặt hàn thì cần phải làm sạch bề mặt của mối hàn, loại bỏ các lớp xỉ hàn, sau đó quan sát và xác định các khuyết tật xuất hiện trên mối hàn.

Kiểm tra bằng kính lúp

Với những khuyết tật nhỏ mối hàn thì ta rất khó để quan sát bằng mắt thường được vì thế bạn cần đến kính lúp để phóng đại mối hàn lên nhiều lần và từ đó phát hiện được các khuyết tật nhỏ trên mối hàn.

Phương pháp kiểm tra không phá hủy

Kiểm tra bằng quan sát

Phương pháp này sử dụng cho những người thợ hàn có kinh nghiệm lâu năm và có trình độ tay nghề cao. Khi quan sát bằng mắt thường hay bằng kính lúp thì những người thợ giàu kinh nghiệm sẽ phấn đoán được chính xác chất lượng của mối hàn.

Phương pháp kiểm tra mối hàn bằng dưỡng

Phương pháp này sử dụng các dưỡng (mẫu) đã chế tạo sẵn và ướm vào mối hàn. Kiểm tra bằng dưỡng chỉ có thể kiểm tra chiều dài và rộng của mối hàn.

Phương pháp kiểm tra sóng siêu âm

Phương pháp này sử dụng chùm sóng siêu âm chiếu vào máy hàn để kiểm tra mối hàn. Sóng siêu âm đi qua môi trường đồng nhất và sau đó phản xạ lại. Dựa vào đặc tính này mà các máy dò siêu âm phát hiện được khuyết tật nằm sâu trong lòng kim loại.

Phương pháp kiểm tra bằng sóng siêu âm giúp bạn kiểm tra được các vết nứt, rỗ khí, kẹt xỉ,...hay các thay đổi nhỏ ở các vùng chịu ảnh hưởng nhiệt của mối hàn.

Kiểm tra bằng các tia phóng xạ

Để kiểm tra mối hàn người ta thường dùng tia X, tia Gamma xuyên qua mối hàn để phát hiện khuyết tật của mối hàn thông qua vết sẫm xuất hiện ở trên tấm phim phía sau. Phương pháp kiểm tra bằng tia phóng xạ giúp phát hiện tất cả các vết nứt, khuyết tật ở trên mối hàn trừ các khuyết tật siêu nhỏ.

Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu

Bạn sẽ sử dụng chất lỏng có khả năng thẩm thấu vào mối hàn bởi tác động của các lực mao dẫn lên mối hàn chứa khuyết tật. Đầu tiên bạn phết chất liệu màu trắng lên một phía đường hàn, chất lỏng thẩm thấu có màu khác như màu đỏ sẽ được phết lên phía còn lại của đường hàn.

Sau một thời gian đợi chất lỏng thẩm thấu, nếu thấy vết màu trắng có xuất hiện vết đỏ  thì điều này cho thấy mối hàn có khuyết tật.

Read more…

Các kỹ thuật hàn inox phổ biến hiện nay

Inox là một vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các công trình, xưởng cơ khí và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Việc nắm vững các kỹ thuật hàn inox sẽ giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo an toàn lao động. Vậy có những kỹ thuật hàn inox phổ biến nào, cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây 

Các kỹ thuật hàn inox phổ biến nhất hiện nay

1. Hàn Tig

Phương pháp hàn Tig inox còn được gọi là hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ – GTAW, đây là phương pháp hàn phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình hàn tạo ra từ điện cực không nóng chảy, không tạo xỉ vì do không có thuốc hàn. Giúp tạo ra mối hàn inox đẹp và hoàn hảo cho các loại inox mỏng hay dày khác nhau. Loại khí argon thường được trộn lẫn với các khí khác như helium, hydro và nitơ.

kỹ thuật hàn inox

2 .Hàn điểm – hàn điện trở

Hàn điểm hay hàn điểm điện trở Spot welding (RSW) là kỹ thuật hàn inox điện tiếp xúc mà mối hàn không thực hiện liên tục ở trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc mà, khi hàn chỉ thực hiện theo các điểm riêng biệt gọi là điểm hàn, do đó kỹ thuật hàn này giúp tiết kiệm được chi phí.

Hàn điểm – hàn điện trở

3. Hàn Mig

Hàn Mig Inox là quá trình hàn bán tự động khi thực hiện chính xác cung cấp sự liên kết mạnh mẽ giữa hai miếng inox với nhau. Quy trình này sử dụng nguồn nhiệt từ hồ quang cháy giữa dây điện cực cấp liên tục nhờ bộ cấp dây cú với tốc độ liên tục không đổi. Các hỗn hợp khí khác, bao gồm helium, oxy, và cacbon đioxit, được sử dụng làm ổn định hồ quang và cải thiện chất lượng, tạo ra sản phẩm có mối hàn đẹp.

Lưu ý khi hàn inox

Đối với hàn inox, việc khó nhất đó là tránh cho vật hàn cong vênh, không bị quá nhiệt và đảm bảo cơ tính của mối hàn. Các phương pháp được sử dụng hiện nay đó là GMAW ngắn mạch, GMAW xung, GTAW xung để thực hiện tốt kỹ thuật hàn inox, chống cong vênh và nhiệt quá mức và vẫn đảm bảo các mối hàn có đủ sức mạnh kỹ thuật cơ khí. 

Hy vọng những thông tin cơ bản về kỹ thuật hàn inox trên đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn nâng cao tay nghề và cho ra đời những sản phẩm chất lượng.

Read more…

Cách chỉnh mối hàn Mig đúng kỹ thuật, cho mối hàn đẹp

Máy hàn Mig là một trong các dòng máy hàn điện tử hiện đại hiện nay và được sử dụng ngày càng nhiều. Và khi sử dụng, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh mối hàn Mig đúng kỹ thuật sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả là rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn quy trình lắp đặt và cách chỉnh máy hàn Mig chi tiết, mời bạn tham khảo ngay.

Quy trình lắp đặt máy hàn Mig chi tiết

Bước 1: Chọn địa điểm để lắp đặt máy hàn

- Cần quan sát và lựa chọn địa điểm lắp đặt máy hàn Mig thích hợp. Nơi đặt máy cần đảm bảo khô ráo, độ ẩm thấp, sạch sẽ và ít bụi. 

- Nếu thực hiện hàn ngoài trời thì cần đặt máy hàn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, gió mưa, tránh để máy hàn bị khí ẩm ở nơi đặt máy ăn mòn.

Bước 2: Kiểm tra máy hàn Mig và nguồn điện đảm bảo an toàn trước khi hàn

- Tránh chạm trực tiếp vào các bộ phận dẫn điện ở bên trong và ngoài của máy hàn.

- Thực hiện nối đất an toàn cho nguồn hàn, nối điện kim loại và giá kẹp theo đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn điện.

- Trước khi tiếp xúc hay điều chỉnh thiết bị cần tắt nguồn điện của máy. 

- Kiểm tra dây cáp hàn, không dùng dây cáp quá cũ, không đủ tiêu chuẩn.



Quy trình lắp đặt máy hàn Mig chi tiết
Kiểm tra máy hàn Mig và nguồn điện đảm bảo an toàn trước khi hàn

Bước 3: Tiếp xúc nguồn hàn

Để kim loại khớp mỏ hàn cùng các bộ phận cấp dây hàn., kiểm tra và đảm bảo để bộ thích ứng mỏ hàn bắt chặt với bu lông.

Bước 4: Kết nối ống dẫn khí

Khi bình khí bị lật có thể gây thương tích cho người sử dụng, vì thế bạn cần đặt bình khí máy hàn theo kiểu đúng sau đó mới nối dây dẫn khí. Đảm bảo khớp của đai ốc với bình khí và khớp của ống dẫn khí với điểm tiếp nối được siết chặt bằng cờ lê thật chắc chắn.

Bước 5: Kết nối đầu vào

- Đảm bảo nguồn hàn được nối đất, kim loại và gá kép nối điện với nhau theo đúng tiêu chuẩn.

- Bạn cần ngắt hết nguồn điện trước khi kết nối đầu vào cho máy hàn.

- Mỗi nguồn điện của máy hàn cần trang bị một công tắc và bảng ngắt đúng tiêu chuẩn.

Bước 6: Nối dây cáp máy hàn

Đầu tiên bạn nối dây cáp mỏ hàn với bu lông thanh dẫn bằng mỏ lết sau đó vặn chặt bu lông. Tiếp theo bạn sử dụng mỏ lết siết chặt khớp nối dây khí với điểm nối.  Sau đó thực hiện nối cáp điều khiển và cáp hàn với nhau. Như vậy là hoàn thành xong việc lắp đặt máy hàn Mig và sử dụng máy.

Hướng dẫn cách chỉnh máy hàn Mig đúng kỹ thuật

Công tắc ON/OFF

Các máy hàn Mig hiện nay có 2 kiểu vận hành bằng cách nhấn công tắc điều chỉnh máy hàn ở trên tấm panel chính. 

- Công tắc OFF cho phép hàn đính, hàn tấm mỏng và lặp lại điểm hàn. 

- Công tắc ON được dùng để hàn liên tục tấm hàn có điểm dày và hàn điểm giữa.

Cách điều chỉnh cường độ dòng điện của máy hàn

Đây yếu tố quan trọng mà người thợ hàn cần biết vì cường độ dòng điện ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và chất lượng mối hàn.

Hướng dẫn cách điều chỉnh máy hàn Mig

Khi sử dụng cường độ dòng điện quá thấp sẽ gây hiện tượng dính que, ít chảy loãng làm cho mối hàn bị nhô cao, lẫn xỉ hoặc có bọt khí. Trong trường hợp sử dụng cường độ dòng điện quá cao sẽ gây bắn tóe, gây cháy biên khi di chuyển nhanh. Đồng thời các vật liệu kim loại có bề mặt mỏng mà dòng hàn cao quá thì sẽ bị thủng hay chảy xệ khi hàn ngược.

Tùy vào loại máy hàn, vật liệu hàn và que hàn mà sẽ có cường độ dòng điện thích hợp khác nhau. Bạn có thể điều chỉnh dòng hàn dựa trên nhiệt độ nóng chảy kim loại hoặc dựa vào kinh nghiệm bản thân và dựa trên chỉ dẫn của nhà sản xuất máy hàn.

Trên đây là cách lắp đặt và cách chỉnh máy hàn Mig, hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thể sử dụng máy hàn Mig đúng cách nhất.

Read more…

Nên mua máy hàn Mig hay que, sản phẩm nào tốt hơn?

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy hàn đa dạng như máy hàn que, máy hàn Mig, Máy hàn Tig... Và mỗi loại máy hàn sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau khi sử dụng. Để trả lời cho câu hỏi: Nên mua máy hàn mig hay máy hàn que và đánh giá sản phẩm nào tốt hơn, mời bạn cùng đi sâu tìm hiểu. 

Máy hàn Mig và máy hàn que có gì khác nhau?

Về cơ bản, máy hàn Mig và máy hàn que ứng dụng phương pháp hàn khác nhau. 

- Máy hàn que: 

Máy hàn que hoạt động dựa vào nguyên lý hàn hồ quang tay, quá trình hàn điện nóng chảy điện cực dưới dạng các que hàn có vỏ bọc và thường không có khí bảo vệ, mọi thao tác hàn đều được thực hiện bằng tay. 

Máy hàn que sử dụng để hàn nối các chi tiết kim loại như sắt, thép, Inox,..thông qua sự nóng chảy và kết dính của kim loại vật liệu hàn, vật hàn.

Máy hàn Mig và máy hàn que có gì khác nhau?

Về cơ bản, máy hàn Mig và máy hàn que ứng dụng phương pháp hàn khác nhau

- Máy hàn Mig: 

Máy hàn Mig áp dụng phương pháp hàn hồ quang kim loại ở môi trường có khí bảo vệ. Điện cực chính là dây hàn nóng chảy được cấp tự động vào vật hàn ở môi trường khí bảo vệ. Các máy sử dụng phương pháp hàn Mig phần lớn được sử dụng ở trong công nghiệp vì có khả năng hàn tự động và bán tự động rất tốt.

Nên mua máy hàn Mig hay que, sản phẩm nào tốt hơn?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin đánh giá để bạn có thể lựa chọn được máy hàn phù hợp với nhu cầu của mình.

Đầu tiên, bạn cần hiểu xem 2 sản phẩm máy hàn công nghiệp này sử dụng khí trợ hay khí bảo vệ như thế nào. Bởi vì, việc có sử dụng khí trợ hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mối hàn.

Về khí bảo vệ:

- Hàn mig cần phải có nguồn cung cấp khí trợ giúp bảo vệ kim loại nóng chảy không bị Oxy hóa.

- Đối mới máy hàn que, mũi hàn sẽ không cần dùng đến bình khí trơ, mũi hàn kim loại được bảo vệ bởi lớp vỏ que hàn.

Về mối hàn: 

- Máy hàn Mig

Hàn Mig cho mối hàn có chất lượng tốt, mịn, đẹp và dùng được luôn, không cần phải gia công hay làm sạch vì ít tạo xỉ.

Hàn Mig giúp thực hiện các mối hàn dài, không bị ngắt quãng, khả năng hàn chính xác hơn, hiệu quả tốt hơn khi so với hàn thủ công. Các dòng máy hàn Mig áp dụng công nghệ biến tần Inverter ít tiêu hao nhiên liệu nên giúp tiết kiệm vật liệu hàn và tiêu thụ điện năng ít hơn.

Hàn Mig thường dùng để hàn các loại kim loại màu, thép hợp kim cao Cu, Al, Ni, hợp kim,…

- Máy hàn que

So với hàn Mig, máy hàn que được sử dụng phổ biến bởi chi phí vận hành rẻ hơn. Dòng máy này hàn được vật liệu sắt, Inox hay vật liệu kim loại mỏng. Nhưng mối hàn của máy hàn que so với hàn Mig thì sẽ kém hơn, không có độ bóng mịn.

Vì không dùng khí bảo vệ nên khi hàn que không sợ gió tác động và có thể hàn tốt ở môi trường ngoài trời, hàn được những bề mặt ít làm sạch.

Hy vong thông qua những thông tin mà chúng tôi đề cập trên đây, bạn có thể tự đánh giá và lựa chọn cho mình một loại máy hàn phù hợp với nhu cầu của bản thân 

Read more…

MIG xung là gì? Ưu điểm khi sử dụng máy hàn MIG xung

Ngày nay, các máy hàn công nghệ mới có tích hợp thêm chức năng tạo dòng xung. Với chức năng  này, các máy hàn sẽ cho ra mối hàn có chất lượng cao và giúp cho thợ thao tác được dễ dàng hơn, ngoài ra sử dụng máy hàn xung còn giúp tiết kiệm và giảm chi phí hàn tổng thể. Vậy MIG xung là gì và máy hàn MIG xung có những đặc điểm gì, cùng tìm hiểu ngay!

Khái niệm MIG xung 

MIG xung là phương pháp dịch chuyển không tiếp xúc giữa vũng hàn và điện cực (dây hàn), nghĩa là ở phương pháp này dây hàn không có thời gian va chạm vũng hàn. Điều này thực hiện thông qua sự biến thiên tốc độ cao của dòng điện đầu ra máy hàn. Hàn MIG xung ít bị bắn tóe và sinh nhiệt ít hơn so với các phương pháp dịch chuyển phun hoặc dịch chuyển giọt cầu.

Khái niệm MIG xung
Hàn MIG xung ít bị bắn tóe và sinh nhiệt ít hơn

Quy trình hàn MIG xung hoạt động nhờ sự hình thành nên giọt kim loại nóng chảy ở đầu dây hàn tương ứng với từng xung. Khi đó, một lượng dòng bổ sung đẩy giọt kim loại đi qua hồ quang đi vào vũng hàn. Sự chuyển dịch các giọt kim loại này xảy ra qua vùng hồ quang, với mỗi giọt kim loại tương ứng với một xung.

Ưu điểm khi sử dụng máy hàn xung

Tiết kiệm dây hàn và khí bảo vệ

Máy hàn MIG xung cho phạm vi ứng dụng rộng hơn bở sự mở rộng giới hạn từ thấp đến cao cho đường kính dây hàn. Thay vì phải sử dụng hai hoặc ba loại dây hàn đường kính khác nhau, thì đối với máy hàn Mig xung, thợ hàn chỉ cần một loại dây. Như vậy sẽ giảm thiểu chi phí tồn kho và tiết kiệm thời gian cho việc thay dây hàn. Điều này cũng đúng với khí bảo vệ - loại khí có thể đáp ứng các giới hạn từ thấp đến cao của ứng dụng. Thêm nữa, nhu cầu mua và dự trữ các phụ kiện tiêu hao cũng giảm giúp tiết kiệm thêm chi phí.

Giảm khói hàn và bắn tóe

So với hàn MIG thông thường thì hàn MIG xung ít bị bắn tóe và ít khói hàn hơn. Sự giảm thiểu bắn tóe giúp tiết kiệm đáng kể vì dây hàn nóng chảy tham gia vào kim loại hàn tối đa, ít bắn lên bề mặt của sản phẩm do đó chỉ cần ít thời gian làm sạch sau khi hàn. Giảm thiểu khói hàn còn tạo cho môi trường làm việc trong nhà xưởng an toàn và ít bị ô nhiễm hơn.

Ưu điểm khi sử dụng máy hàn xung

Giảm nhiệt tích lũy

Dòng hàn xung giảm thiểu nhiệt tích lũy khi hàn nên hạn chế được biến dạng nhiệt và cải thiện chất lượng tổng thể, làm giảm các lỗi của sản phẩm. Điều này đóng vai trò quan trọng khi vật liệu chi tiết hàn là thép không gỉ, thép nickel và là các hợp kim nhạy cảm với nhiệt.

Cải thiện năng suất hàn

Hàn MIG xung cho năng suất hàn, tỷ lệ đắp cao. Ngoài ra, vì dòng máy mới đơn giản và tính thích nghi cao nên sử dụng máy hàn MIG với chế độ hàn xung sẽ dễ dàng hơn so với các phương pháp dịch chuyển hồ quang khác, không mất nhiều thời gian cho việc đào tạo.

Chất lượng hàn cao hơn

Với tất cả các ưu điểm trên. phưong pháp hàn MIG xung cho chất lượng hàn cuối cùng tốt và hồ quang ổn định. Thêm nữa, thợ hàn sẽ có điều kiện làm việc tốt hơn ở trong môi trường ít khói hàn, đồng thời vì bắn tóe ít nên thời gian cho việc làm sạch chi tiết sau hàn không đáng kể. 

Read more…

Máy hàn MIG không dùng khí là gì, Có tốt không?

Máy hàn MIG không dùng khí là sản phẩm mới ra đời gây được rất nhiều sự chú ý của rất nhiều người trong lĩnh vực cơ khí. Vậy máy hàn Mig không dùng khí là gì, có tốt không? Mời bạn đi sâu vào tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Máy hàn MIG không dùng khí là gì?

Máy hàn MIG không dùng khí hoạt động dựa vào nguyên lý hoạt động cơ bản máy hàn MIG dùng khí thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là máy hàn MIG không dùng khí sẽ không sử dụng bất cứ loại khí bảo vệ nào ở trong quá trình hàn. Khi hàn, máy hàn MIG không dùng khí tạo ra tia lửa điện để hàn nhờ quá trình hồ quang của dây hàn có lõi thuốc bên trong máy.



Máy hàn MIG không dùng khí là gì?
Máy hàn MIG không dùng khí không sử dụng khí bảo vệ nào trong quá trình hàn

Máy hàn MIG không dùng khí có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi máy hàn MIG không dùng khí có tốt hay không, cùng đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này sau đây:

Ưu điểm

Đa chức năng: Ngoài chức năng hàn không dùng khí, một số sản phẩm máy hàn MIG không dùng khí khác còn tích hợp thêm tính năng hàn que tiện lợi, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng.

Tiện ích và dễ sử dụng: Máy hàn MIG không dùng khí sẽ không sử dụng bình khí CO₂ nên máy nhẹ và bớt cồng kềnh hơn. Bên cạnh đó, người thợ sử dụng cuộn dây hàn thuốc bọc là có thể hàn được rồi.

Chi phí sử dụng thấp: Sản phẩm không dùng khí bảo vệ nên sẽ giảm bớt được chi phí sử dụng khi không phải mua thêm bình khí CO₂ thay định kỳ.

Giá cả phải chăng: Máy có giá bán phải chăng, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 3 triệu đồng là đã có thể sở hữu sản phẩm chất lượng.

Máy hàn MIG không dùng khí có tốt không?
Máy không sử dụng bình khí CO₂ nên máy nhẹ và bớt cồng kềnh hơn

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật như trên, máy hàn MIG không dùng khí còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ như:

So với máy hàn MIG dùng khí CO₂ thì khi hàn, máy hàn MIG không dùng khí sẽ khó hàn hơn một chút. Do vậy, khi sử dụng máy cần lưu ý bóp và giữ súng hàn lâu hơn so với máy hàn MIG dùng khí để tạo ra mối hàn chắc chắn và đẹp hơn.

Mối hàn khi thực hiện bằng máy hàn MIG không dùng khí thường có màu xỉn và không được đẹp như các mối hàn khác. Tuy nhiên, chỉ cần mài nhẹ là mối hàn có thể bằng phẳng và sáng màu.

Đánh giá máy hàn Mig không dùng khí 

Máy hàn Mig không dùng khí được đánh giá là có khả quan khi hàn inox, sắt mỏng, cho mối hàn đẹp và ổn định, đặc biệt là dễ hàn hơn với máy hàn que nhưng lại khó hàn hơn so với máy hàn Co2.

Nếu nhu cầu của bạn là dùng một chiếc máy hàn điện tử để hàn inox, hàn sắt cho các nội thất trong gia đình, sửa chữa vật dụng hay hàn sắt thì nên lựa chọn máy hàn que hoặc máy hàn Mig không dùng khí. Mặc dù, máy hàn Mig không dùng khí dễ hàn hơn so với máy hàn que nhưng giá thành sẽ cao hơn. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi chọn mua nhé!

Nếu nhu cầu của bạn là hàn các vật liệu như inox, sắt cho xưởng hàn thì nên lựa chọn máy hàn Mig đa năng. Loại máy này có thể hàn que, hàn mig đồng thời hàn cả nhôm (điều kiện để hàn Mig nhôm là người sử dụng cần phải thay ruột gà bằng loại chuyên dụng để có thể hàn nhôm). Xưởng hàn quy mô lớn thì nên lựa chọn phân khúc máy hàn có công suất cao để đảm bảo hiệu quả sản xuất tốt. 

Read more…

Các lỗi máy hàn điện tử thường gặp và cách khắc phục

Máy hàn điện tử là thiết bị được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực thi công xây dựng, trong chế tạo công nghiệp... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy hàn gặp lỗi là điều không tránh khỏi. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn đọc những lỗi thường gặp khi sử dụng máy hàn điện tử và biện pháp xử lý nhanh nhất.

Nguồn điện máy hàn chập chờn:

Nguyên nhân: do cánh quạt tản nhiệt của máy, nếu quạt của máy hàn không quay thì rất có khả năng máy đã bị hở nguồn điện, 

Cách khắc phục: trước tiên bạn hãy kiểm tra các mối điện xem có bị hở hay không, sau đó kiểm tra nguồn của máy, delay ngắt mạch của nguồn.

lỗi máy hàn điện tử thường gặp
Trong quá trình sử dụng, máy hàn gặp lỗi là điều không tránh khỏi

Máy tự động tắt hoặc không hàn được

 Lỗi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nguồn điện bị chập chờn, máy hoạt động trong thời gian dài gây nóng máy và bị quá tải, cũng có thể do cục nguồn của máy bị cháy hoặc đứt cầu chì, do công suất máy cung cấp không đủ hàn với mối hàn quá lớn.

Máy hàn yếu

Nguyên nhân và cách xử lý khi máy hàn bị yếu

- Điều chỉnh điện hàn chưa đúng, cần quay vô lăng tăng điện và hàn theo chiều kim đồng hồ.

- Dây điện vào nhỏ quá, cần thay dây khác lớn hơn 

- Tiếp điện không tốt, cần xết chặt các bulông từ nguồn điện đến máy sao cho  thật chặt.

- Điện áp nguồn thấp dưới 20%, nên quay vô lăng tối đa dòng điện hàn bù vào nguồn thấp. Nếu vẫn không đủ thì nên chon mua loại máy có cọc phụ dùng trong trường hợp điện thấp.

- Kéo máy hàn xa cầu dao điện làm sụt điện áp trên đường dây. Trong trường hợp này khi kéo máy hàn xa cầu dao trên 15m cần dùng dây điện lớn hơn quy định để giảm trường hợp sụt áp trên dây dẫn.

- Điện thế của nguồn điện đủ nhưng mà không hàn được, công suất máy phát điện không đủ cho máy hàn, cần phải thay đổi nguồn điện

Điện ra quá mạnh:

Nguyên nhân và cách xử lý khi điện ra quá mạnh

- Máy hàn có công suất quá lớn, dòng điện ra nhỏ nhất lớn hơn dòng điện cần hàn, cần chọn máy hàn công suất thấp hơn.

- Máy hàn kêu (ù lớn): Trường hợp này có thể do bulong ở máy bị lỏng, bạn cần xiết chặt toàn bộ bulong ở vỏ máy hoặc ở trong quá trình di chuyển, máy hàn bị đổ thì bạn cần đem máy hàn tới trạm bảo hành để sửa chữa.

Khắc phục lỗi máy hàn điện tử


Chạm tay vào bỏ bị điện giật

Trường hợp này khi chạm vỏ bằng bút thử điện khi vỏ máy không nối đất an toàn là không chính xác, vì từ trường của máy hàn rất lớn. Bạn tham khảo những nguyên nhân và cách xử lý sau:

- Máy bị ẩm, bụi kim loại bám vào máy.

=> Sấy khô máy, thổi bụi kim loại bằng máy nén khí. Hoặc có thể đem tới nơi bảo hành để đo lại độ cách điện từ đó có hướng giải quyết.

- Đấu dây điện không đúng kỹ thuật làm chạm vỏ

=> Kiểm tra lại mối nối bằng mắt và xiết lại bu lông không cho chạm vỏ

- Máy bị chập bên trong ruột

=> Bạn cần đem máy đến nơi bảo hành để sửa chữa

- Các mối nối điện nóng cháy đen do không xiết chặt điểm tiếp xúc bằng bu lông

Trường hợp này nên dùng giấy ráp chà sạch chỗ cháy đen và xiết chặt lại. Hoặc nếu các điểm nối bị hỏng nặng quá bạn cần liên hệ với trạm bảo hành để có thể thay mới các tiếp điểm.

- Máy đang sử dụng bị bốc khói và có mùi khét thậm chí bốc lửa: 

Lỗi này thường xảy ra do thợ làm rơi các vật nhỏ và mạt sắt vào trong máy hàn gây nên chập điện thậm chí là xảy ra cháy nổ.

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân và cách sửa máy hàn chi tiết trong các trường hợp trên sẽ giúp bạn có thể tự sửa chữa máy hàn của mình một cách chính xác và nhanh chóng.

Read more…

5 lỗi máy hàn Mig thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Hàn MIG/MAG là phương pháp hàn bán tự động được áp dụng rộng rãi với các công việc cần mối hàn có độ đắp lớn, cần đường hàn dài liên tục. Hàn MIG được đánh giá dễ thực hiện hơn so với hàn hồ quang tay và hàn TIG, tuy nhiên trong quá trình làm việc chắc hẳn người thợ hàn sẽ gặp phải các lỗi khi hàn Mig. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi trong quá trình hàn mig.

5 lỗi thường gặp trong quá trình hàn mig

1. Khó mồi hồ quang

Nguyên nhân:

- Chưa mở gas

- Hết gas

- Sai cực tính

- Nối điện hoặc kẹp mát không tốt

- Mạch điều khiển hỏng

Cách khắc phục

- Kiểm tra van khí.

-Thay bình khí mới.

- Cực tính phải là DCEP (Electrode +, Chi tiết -).

- Kiểm tra kẹp mát.

- Kiểm tra mạch điều khiển, thay linh kiện bị hỏng.

lỗi máy hàn Mig thường gặp

2. Rỗ khí

Nguyên nhân

- Bị nhốt khi khi dòng khí bảo vệ bị rối

- Bị nhốt khí khi dòng hàn quá cao.

- Dây hàn dính dầu hoặc bẩn.

- Bánh xe cấp dây bị bẩn.

- Ống dẫn dây bị bẩn.

- Khí bảo vệ bị ẩm.

- Mạch nước làm nguôi súng hàn bị rò.

-Chi tiết dính dầu.

- Văng tóe từ vũng hàn nhiều.

- Tốc độ nguội mối hàn lớn.

- Bánh xe đè dây bị trượt.

- Ống dẫn dây hàn bi bẻ gấp.

Cách khắc phục

- Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp với cỡ mỏ phun.

- Giảm dòng hàn hoặc tốc độ hàn.

- Bảo quản dây ở nơi khô ráo, không nhiễm bẩn, dầu chỉ mở bao bì khi nào sử dụng. Bao che cuộn dây lắp trên máy, hoặc có thể tháo ra bao kín để bảo quản nếu không tiếp tục dùng trong thời gian dài Nếu dây hàn bị dơ, rỉ sét thì loại bỏ các bị bẩn sử dụng phần còn lại.

- Rửa sạch và làm khô ráo bánh xe.

- Thay ống dẫn mới.

- Kiểm tra điểm sương (dewpoint) của khí bảo vệ

- Không dùng chai khí có điểm sương trên -400F .

- Sửa chữa súng hàn.

- Rữa sạch bằng dung môi và chải sạch bằng bàn chải Inox.

- Hiệu chỉnh thông số nhằm giảm văng tóe.

- Tăng dòng hàn, giảm tốc độ hàn nếu cần nung nóng sơ bộ chi tiết hàn.

- Tăng lực đè dây, thay bánh xe mới hoặc kích cỡ khác.

- Thay đổi vị trí bố trí máy tránh tình trạng ống dẫn dây bị gập.

lỗi thường gặp trong quá trình hàn mig

3. Cháy dây và hồ quang thất thường

Nguyên nhân:

- Bánh xe cấp dây không đúng cỡ. 

- Bánh xe ép dây không đủ áp lực.

- Bánh xe ép dây căng quá.

- Tốc độ cấp dây quá chậm.

- Contact tube bị mòn, dính Phóng hồ quang ở trong contact tube.

- Điện áp nguồn không ổn định

- Sai cực tính.

- Súng hàn bị nóng.

- Ống dẫn dây dơ hoặc mòn

Cách khắc phục

- Kiểm tra cỡ bánh xe cấp dây và hiệu chỉnh áp lực sao cho đúng.

- Tăng áp lực giảm áp lực.

-Tăng tốc độ cấp dây.

- Làm sạch hoặc thay contact tube mới.

- Kiểm tra điện áp cung cấp.

- Kiểm tra cực tính là DCEP (Dây hàn + chi tiết).

- Thay súng có công suất lớn hơn 

- Kiểm tra hê thống nước làm nguội bộ lọc hoặc nguồn cấp nước.

- Thay ống dẫn dây

4. Mối hàn bị bẩn

Nguyên nhân:

- Không đủ khí bảo vệ.

- Dây hàn bị bẩn.

- Chi tiết hàn bị bẩn

Cách khắc phục

- Điều chỉnh mỏ phun gần chi tiết hơn, tăng lưu lượng khí bảo vệ, ngoài ra điều chỉnh góc độ hàn.

- Kiểm tra súng có bị rò khí hoặc nước làm nguội, tăng cường bảo vệ vùng hàn bằng thiết bị phụ trợ. Định tâm lại Contact tube. 

- Thay mỏ phun lớn hơn.

5. Nứt nóng chân chim (Hot short cracking)

Nguyên nhân:

- Dây hàn không đúng loại.

- Thiết kế mối hàn không đúng.

- Gá kẹp không đúng.

- Tốc độ hàn chậm quá.

- Kỹ thuật hàn không đúng

Giải pháp:

- Thay loại dây hàn phù hợp.

- Kiểm tra các thông số chuẩn bị mối hàn (khe hở, bề dày chân, góc vát ).

- Thay các gá kẹp chống biến dạng bằng các biện pháp chỉnh sai trước khi hàn.

- Tăng tốc độ hàn.

- Thay đổi góc hàn hoặc tốc độ đắp.

Read more…